Blog

Những công nghệ đằng sau Big Hero 6

02-02-2016 2580 lượt xem

Bộ phim hoạt hình Big Hero 6 vừa được công chiếu ngày 7 tháng 11 vừa qua. Đây là bộ phim hoạt hình thứ 57 của Walt Disney Studio và là bộ phim đầu tiên thực sự được tạo nên bởi công nghệ và sẽ là niềm cổ vũ tuyệt vời cho thế giới công nghệ hiện nay. Với việc sở hữu bản quyền các nhân vật trong truyện tranh của Marvel, tất cả các nhân vật trong Big Hero 6 đều được tạo nên từ các nguyên mẫu trong truyện. Và chúng ta sẽ tìm hiểu xem đằng sau sự thành công của bộ phim này là công nghệ nào ?

Công nghệ Hyperion

Bộ phim xoay quanh Hiro Hamada, nhân vật được lồng tiếng với Ryan Potter. Lớn lên tại San Fransokyo ( một biến thể viễn tưởng trong tương lai gần của San Francisco và Tokyo). Hiro và những người bạn của mình sẽ phải chống lại một âm mưu phá hủy thành phố của họ với một đội quân 20 triệu con robot kích thước nohor được điều khiển bởi sóng não nhân tạo.
 


Về mặt hình ảnh, Big Hero 6 được đánh giá là có kết cấu phức tạo và đa dạng gấp 4 lần so với Frozen, vì vậy Disney đã thực sự phải vắt kiệt sức để hoàn thành bộ phim này. Hyperion là tên của một phần mềm dựng hình mới được viết bởi chính những người làm việc tỏng Disney Animation Studio. Hyperion bắt đầu được phát triển vào năm 2011 và đã trải qua rất nhiều thay đổi cũng như cải tiến để có thể có được khả năng như hiện nay. Các hoạt cảnh được dựng bởi Hyperion có độ chính xác rất cao. Việc xử lí đồng thời tới 10 tỷ tia dựng hình cùng các yếu tố giả lập chính xác thì Hyperion đã đem lại một khả năng mà trước đó các nhà làm phim không bao giờ có thể nghĩ tới. Các yếu tố như đổ bóng, tạo điểm, bo tròn, phản hồi tĩnh... được Hyperion xử lí rất trơn tru và khiến cho công việc của những nhà làm phim trở nên dễ dàng hơn.

“Chúng tôi sở hữu tất cả những gì cần thiết để tạo nên chúng”, Andy Hendrikson – CTO của Walt Disney Animation Studio tự hào phát biểu khi nói về Hyperion. Hendrikson đã từng làm việc ở rất nhiều các Studio hàng đầu trên toàn thế giới và vì vậy ông có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
 


Hendrikson cho biết Disney đã phải lắp đặt một siêu máy tính để có thể vận hành Hyperion. Siêu máy tính này thậm chí còn được xếp thứ 75 trong số những siêu máy tính hiện nay trên toàn thế giới. Nó bao gồm 2300 máy trạm Linux được kết nối lại với mỗi máy trạm có bộ vi xử lí Intel Xeon E5-2695 v2 2.4 Ghz và ổ cứng 300GB SSD chạy ở chế độ Raid 0. Với cấu hình như vậy thì mỗi máy trạm có khả năng xử lí tới 48 luồng dữ liệu đồng thời và sẽ là 110.400 luồng xử lí khi kết nối các máy trạm lại. Cả hệ thống được vận hành 24h và xử lí khoảng 400.000 tác vụ mỗi ngày. Với khối lượng công việc như vậy mà sử dụng các biện pháp render trước đây thì sẽ mất tới khoảng 1.1 triệu giờ, tức là khoảng 125 năm. Tổng số dữ liệu cho việc dựng hình lên tới khoảng 5 petabytes, tức là khoảng 5000 terabytes.

Với một hệ thống khủng như vậy mà lại chạy suốt cả ngày trong rất nhiều thàng thì vấn đề đặt ra sẽ là nguồn năng lượng và giải pháp làm mát nhưng Disney vẫn giải quyết tốt. Vấn đề duy nhất họ gặp phải là không có một cơ sở nào có thể lưu trữ số dữ liệu khổng lồ đến vậy. Và Disney đã phải kết hớp 4 trung tâm dữ liệu của mình ( 3 tại Los Angeles và 1 tại San Francisco) để có thể giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, một đường truyền tốc độ cao và ổn định cũng là cân thiết khi mà các tác vụ render yeu cầu độ trễ chỉ vài mili giây.
 


Những ấn tượng khác

Ngoài việc được tạo nên bởi một siêu máy tính, Big Hero 6 cũng gây ấn tượng với những khía cạnh khác. Toàn bộ nội dung, các công nghệ trong phim được tạo ra theo những điều có thật. Các nhà làm phim đã có ý tưởng về Big Hero 6 sau khi tham quan phòng thí nghiệm robot của MIT. Các đặc điểm của nhân vật Baymax được lấy từ phòng thì nghiệm Soft Machines Lab của Carnegie Mellon và nhiều công nghệ khác được lấy cảm hứng từ Nhật Bản.

Số lượng các chi tiết trong phim cũng là những con số hết sức ấn tượng. Disney đã tạo ra trong Big Hero 6 một con số khổng lồ các yếu tố ngoại cảnh nhằm tăng sức sống động cho bộ phim. Có tổng cộn 83.000 tòa nhà, 260.000 cái cây, 215.000 cột đèn ( với 6 loại khác nhau) và khoảng hơn 100.000 phương tiện di chuyển xuất hiện trong phim. Tất cả đều được dựng hình 3D hoàn chỉnh với Hyperion. Nếu là một bộ phim khác trong thời gian trước, có lẽ những yếu tố này chỉ được vẽ 2D làm nền. Zach Parrich, trưởng bộ phận hoạt cảnh cho biết họ đã tạo ra tới 701 nhân vật hoàn toàn riêng biệt cho bộ phim và có tới 1.324 các động tác mô phỏng cho hoạt động của những nhân vật này.
 


Sau khi hoàn thành Big Hero 6, nhóm làm phim đã ngay lập tức bắt tay vào một dự án mới có ten “Zootopia”. Đây là một bộ phim được tiết lộ sẽ còn ấn tượng hơn Big Hero 6 nhiều lần.

CÙNG LOẠI

10
Tháng 11

Thăm hậu trường lồng tiếng hài hước của Đông Nhi – Ông Cao Thắng

Bên cạnh đó, cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh cực đáng yêu của “gia đình Dracula” Đông Nhi – Ông Cao Thắng – Hữu Châu - Trọng Khang trong bộ phim “Hotel Transylvania 2”.

29
Tháng 9

Phép màu đẹp đẽ của phim hoạt hình Pixar

20 năm và 15 tác phẩm xuất sắc, hãng Pixar đã mang đến cho thế giới những bộ phim hoạt hình tuyệt đẹp, với những khoảnh khắc xúc động không thể nào quên.

29
Tháng 10

PIXAR VÀ KỸ THUẬT TẠO MÁI TÓC XÙ ‘KỲ CÔNG’ TRONG BRAVE

Đối với Brave, nhóm nghiên cứu tại Pixar đã đề cập đến một anh hùng – hay cụ thể hơn là một nữ anh hùng – người xuất hiện trên màn hình trong hầu như toàn bộ mọi phân cảnh, đồng thời cũng là người cần phải có mái tóc…