Blog

NẾU BẠN ĐÃ YÊU ‘LIFE OF PI’ THÌ BẠN SẼ YÊU ‘CẬU BÉ RỪNG XANH’ NHIỀU HƠN

18-05-2016 2422 lượt xem

Chỉ riêng việc làm lại mà vẫn hay đã là điều đáng ca ngợi rồi. ‘Cậu bé rừng xanh’ lại còn truyền tải được sự sống khởi nguyên mà nền văn minh không chạm đến được.

Chỉ cách nhau chưa tới 4 năm mà kỹ xảo CGI lại thăng hoa đến vậy. Sau Life Of Pi (Cuộc đời của Pi), khán giả tiếp tục chứng kiến câu chuyện sinh tồn của một cậu bé trai Ấn Độ trong ‘The Jungle Book’ (Cậu bé rừng xanh) với kỹ xảo CGI hoàn hảo vượt bậc.

Toàn bộ mọi thứ, mọi sinh vật trong ‘Cậu bé rừng xanh’ nếu không phải là con người thì là do CGI tạo ra hết. Nhưng chúng vô cùng sinh động, nhất là những chi tiết chuyển động nhỏ nhất như các sợ lông rung rinh trong gió.

12190075_1107481122595616_3190872822364702156_n1

Cậu bé rừng xanh (The Jungle Book) – 2016 

Cả hai phim đều mang đến người xem hai bữa tiệc đầy hấp dẫn thị giác. Nhưng nếu khán giả phải chờ đợi mất mấy chục phút đầu tiên trước khi Pi lâm vào thảm cảnh thì ngay lập tức, có thể quan sát cậu bé Mowgli chạy đua trong rừng cùng sói và báo đen. Hơn nữa, phim ‘Cậu bé rừng xanh’ có những đoạn “tháo nút” gây sốc. Ấn tượng thị giác đi kèm với kịch bản chắc tay, cao trào là một công thức cộng hưởng đáng giá.

Tuy nhiên, Cuộc Đời Của Pi được kể lại bởi một người đàn ông đã mất hết tất cả trong cùng một lúc. Yếu tố tâm lý của một kẻ đợi chết ngoài hoang đảo và nỗi nhớ về lòng mẹ dịu dàng mà xót xa … khiến cho hình ảnh trong câu chuyện ông ta kể lung linh, huyền ảo hơn rất nhiều.

Câu chuyện tâm linh trong khu rừng lại hướng đến tập tính muôn thú và sự tôn sùng. Sự tôn sùng ở đây có nghĩa cao đẹp với bầy voi rừng nhưng cũng như là sợ hãi khi nói đến “bông hoa đỏ”: lửa của con người. Nhưng trước khi những đốm lửa nhảy múa và có một sân khấu riêng ở gần cuối phim, các hoạt động của muôn loài ở đây đã được đạo diễn Jon Favreau chăm chút, không khác gì những sinh vật sống, lại có cá tính riêng.

shere-khan-570x297
Một con hổ Shere Khan chúa tể rừng xanh, kẻ muôn đời căm ghét loài người vì nó thấy hậu họa khôn lường khi loài người xuất hiện. Một con báo đen Bagheera như bậc pháp sư vừa nghiêm khắc dạy cho Mowgli những bài học về đời vừa luôn bên cạnh để bảo vệ cậu bé người. Một con gấu lợn Baloo sống cuộc đời của một kẻ hưởng thụ, ung dung tự tại kiểu “hãy cứ yêu đời mà sống. Lâu rồi đời mình cũng qua”. Một con trăn Kaa đại diện cho sự mê hoặc, cám dỗ bởi mật ngọt đầu môi. Và bầy sói nuôi lớn Mowgli, dạy cậu bé về “luật rừng – luật để sinh sống giữa muôn loài”…

Công nghệ CGI nhân cách hóa biểu cảm của các con vật chính. Biểu cảm của chúng đa dạng hơn các phim khác nhưng giống như các loại mặt nạ sân khấu kịch, chứ không phải là một con vật mang tâm trạng như người của Life Of Pi.

Cả hai bộ phim đều mang ý nghĩa về sự tồn tại song song của hai mặt đối lập trong ‘con người’. Để tồn tại giữa cuộc sống khắc nghiệt này, con người cần cả hai mặt đó. Trong bộ phim ra mắt vào năm 2016 này có một câu thoại mà loài người phải nhớ “Hãy chiến đấu như một con người !”

Nhà văn đoạt giải Nobel ‘Rudyard Kipling’ viết lên câu chuyện nổi tiếng đời mình về một cá thể con người lạc bầy trong rừng rậm. Loài người của nền văn minh đọc, xem về câu chuyện cuộc sống nguyên sơ này đầy thán phục. Bởi vì khi cuộc sống loài người phát triển, họ đã bỏ lại bao nhiêu thứ đằng sau để rồi ngày ngày ngẩn ngơ nhìn ngôi đền cổ mà cảm thán: Sao nó vĩ đại vậy mà chúng ta lại không thể hiểu được nó.

Trong khi con khỉ trong ngôi đền cổ lại khao khát trí thông minh của nền văn minh mới

Trong khi đó, con khỉ trong ngôi đền cổ lại khao khát trí thông minh của nền văn minh mới

Những ý niệm ông chất chứa trong tác phẩm của mình được đưa lên phim nguyên vẹn. Còn Kipling giữ cho mình một ý niệm riêng tư đằng sau nó. Khu rừng rậm đó là thiên đường của một đứa trẻ vì tai nạn mà lạc bầy. Đứa con gái đầu lòng bé nhỏ của ông (mất sớm, câu chuyện này là tặng cho cô bé) có thể tìm được một nơi tốt đẹp hơn ở trong khu rừng đó.

CÙNG LOẠI

04
Tháng 5

5 SERIES PHIM HOẠT HÌNH HÀI HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Nếu bạn nghĩ các series phim hoạt hình hài hước chỉ dành cho trẻ em với những câu chuyện ngắn dễ thương mang tính giáo dục thì bạn đã hoàn toàn nhầm.

31
Tháng 5

GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH TRONG PHIM HOẠT HÌNH CỦA SATOSHI KON

Bậc thầy kể truyện đã dành những ngày tháng đỉnh cao của mình cho bộ môn phim hoạt hình và đưa nó lên mức mà các nhà làm phim điện ảnh phải ghen tị.

14
Tháng 12

Những Điểm Khơi Nguồn Sáng Tác Cho Phim Hoạt Hình Hãng Walt Disney

Thế giới xinh đẹp trong các bộ phim hoạt hình của Walt Disney là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng nhà sản xuất cũng lấy cảm hứng từ những địa danh du lịch nổi tiếng có thực trên thế giới để đưa vào phim.